Cây đậu phộng ( cây lạc ) là gì ? Tìm hiểu về công dụng, cách dùng, canh tác của cây đậu phộng và giá trị của cây lạc mang lại.

1. Cây đậu phộng ( cây lạc ) là cây gì ?

cây lạc, cây đậu phộng
cây lạc, cây đậu phộng

Cây đậu phộng hay còn gọi là Lạc (phương ngữ Miền Bắc) hay Đậu phộng, (phương ngữ miền nam), đậu phụng (phương ngữ Miền Trung)

Tìm hiểu về cây đậu phộng wiki

Đây là một loài cây thực phẩm thuộc họ đậu (Fabacaea), chi A Rachis; có tên khoa học là Arachis Hypogaea. Có đặc điểm như sau:

Rễ cây đậu phộng:

  • Rễ cái có thể ăn sâu trung bình khoảng 40-50cm, có nhiều rễ phụ.
  • Rễ phụ mọc từ rễ cái, phân nhánh thành một mạng rễ dày đặc.
  • Rễ phân bố ở lớp đất mặt khoảng 30cm.
  • 2-3 tuần sau khi hạt nảy mầm, có nhiều nốt sần trên rễ con.
  • Trong các nốt sần có vi khuẩn hình que (Rhizobium Leguminosarum).

Thân cây đậu phộng:

  • Thân cây lạc thuộc loài thân thảo.
  • Có 2 loại thân: thân đứng và thân bò.
  • Chiều cao thân chính thay đổi tùy giống và kỹ thuật canh tác.
  • Thân mọc thẳng, khi còn non hình tròn.
  • Đến khi ra hoa, phần thân mang cành thì thân rỗng.
  • Thân có 15-25 đốt, ở gốc đốt ngắn, ở giữa và trên đốt dài.
  • Thân thường có màu xanh có khi đỏ tím.
  • Trên thân có lông tơ trắng.

Lá cây đậu phộng:

  • Lá mọc xen kẽ.
  • Lá thuộc loại lá kép, hình lông chim mang hai đôi lá chét.
  • Lá dài từ 18-40mm, rộng từ 15-25mm.
  • Lá thường có hình bầu dục dài, hình trứng lộn ngược.
  • Màu sắc lá tùy vào giống và điều kiện canh tác.

Hoa của đậu phộng :

  • Hoa mọc thành chùm, là loại hoa lưỡng tính.
  • Tỷ lệ thụ phấn chéo 0,25%.
  • Hoa lạc màu vàng hoặc trắng, không có cuống.
  • Hoa gồm 5 phần: lá bắc, lá đài, tràng hoa, nhị đực, nhụy cái.
  • Hoa thụ phấn xong, tia củ phát triển dài ra và chui xuống đất.

Quả cây đậu phộng:

  • Quả gồm 2 phần: vỏ và hạt (khoảng 1-4 hạt/quả).
  • Hình dạng của quả thay đổi tùy giống.
  • Mỏ quả tù, hơi tù, hoặc nhọn, eo lưng, eo bụng rõ hay không rõ.
  • Đường gân trên vỏ quả nhiều hay ít là tùy thuộc vào giống.
  • Màu sắc vỏ quả thay đổi theo ngoại cảnh: đất trồng, điều kiện phơi,…
  • Độ lớn của quả từ 1×0,5cm đến 8x12cm.
  • Bề dày của quả biến động từ 0,2-2mm.

Hạt đậu phộng:

  • Hạt gồm:
    • Vỏ lụa bao bọc bên ngoài.
    • Phôi với hai lá mầm.
    • Một trục thẳng.
  • Độ lớn hình dạng của hạt tùy giống và điều kiện ngoại cảnh.
  • Hình dạng của hạt có thể là hình tròn, bầu dục dài hay ngắn.
  • Hạt ở ngăn trước thường dài, nhỏ; ở ngăn sau ngắn, to.
  • Màu sắc vỏ lụa: quan sát sau khi phơi, bóc vỏ mới chính xác.

2. Thành phầm tính chất của cây đậu phộng

Cây đậu phộng có nhiều thành phần tốt:

  • Quả đậu phộng gồm có 20-30% vỏ và 70-80% hạt.
  • Hạt đậu phộng có từ 2-3% lớp vỏ lụa là thành phần của một số chất như:
    • Catechol.
    • Một chất Leucoanthoxyan.
    • Làm cho vỏ lạc có tính chất của các Vitamin P.
  • Nhân đậu phộng chứa:
    • 3-5% là nước.
    • 2-4% là chất vô cơ.
    • khoảng 20% Gluxit (gồm Glucoza, tinh bột).
    • 20-30% Protit gồm có một Globulin là Arachine (chiếm 60-75%)
    • Protit này không tan được trong nước, không có chứa muối.
    • 25-40% một Abumin là chất Onarachin.
    • Chất này tan được trong nước, không chứa muối.
    • Ardchin cho đến 4,9% D Threonin.
    • Chất Conarachin cho 7,8%.

Thành phần chủ yếu có trong nhân đậu phộng là từ:

  • 40-50% chất béo (gọi là dầu lạc hay OIeum arachidìs).
  • Dầu đậu phộng này gồm:
    • Các Glyxerit của rất nhiều Axit béo no và không no.
    • Có hai Axit trong dầu lạc: Axit Arachidic (C20), Axit Lignoxeric (C24).
    • Hai Axit này cũng tìm thấy trong bơ Cacao và bơ sữa bò.
    • Trong phần chất không xà phòng hóa được người ta thấy Sterol và Vitamin.
trái đậu phộng
Thành phần cây đậu phộng

Thành phần dược chất của cây đậu phộng được nghiên cứu nhiều nhất là bộ phận hạt . Các nhà nghiên cứu còn tìm thấy Hemophilie trong hạt. Đây là một chất có hiệu quả cầm máu rất tốt; chất này có thể tan trong nước. Nó có tác dụng trên trương lực cơ và làm co thắt lại các động mạch.

3. Tác dụng của cây đậu phộng

3.1 Tác dụng chính

Tác dụng của cây đậu phộng được đánh giá rất cao. Tất cả các bộ phận của cây này đều mang lại những giá trị trong đời sống con người.

  • Chữa sỏi mật, sỏi thận.
  • Giúp trị chứng mất ngủ.
  • Hỗ trợ tuần hoàn máu.
  • Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Giảm nguy cơ bị sỏi mật.
  • Giúp tóc xanh, khỏe.
  • Chống suy giảm trí nhớ.
  • Tăng cường khả năng kháng viêm.
  • Chống ung thư, chống Oxi hóa.
  • Làm giảm mỡ máu.
  • Giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
cây đậu phộng
cây đậu phộng lạc

Công dụng của lá đậu phộng:

  • Tác dụng an thần nhẹ, giúp cải thiện tình trạng mất ngủ.
  • Chiết xuất Methanol từ lá đậu phộng giúp:
    • Ngăn sự phát triển của chứng phù chân.
    • Ức chế kết tập tiểu cầu.

Chiết xuất của vỏ đậu phộng có khả năng chống lại các vi khuẩn:

  • Acinetobacter Baumannii, Staphylococcus Aureus: gây các bệnh nhiễm trùng.
  • Klebsiella Pneumonia: gây viêm phổi.
  • Escherichia Coli: gây ngộ độc thực phẩm và bệnh đường ruột.
  • Làm giảm sự hấp thu chất béo của cơ thể.

Chiết xuất từ mầm của hạt đậu phộng có tiềm năng trong phòng ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh như:

  • Bệnh Alzheimer.
  • Bệnh Parkinson.

Chiết xuất từ rễ cây đậu phộng chứa:

  • Hợp chất Polyphenolic tự nhiên là Resveratrol.
  • Hợp chất này có khả năng chống Oxi hóa mạnh.

Tác dụng của dầu đậu phộng:

  • Giảm sự thèm ăn.
  • Ngăn ngừa ung thư.
  • Bôi trực tiếp lên da giúp giảm tình trạng da khô, chàm hoặc vảy trên da đầu.
  • Ứng dụng trong thuốc mỡ và dầu thuốc để điều trị táo bón.
  • Làm giảm Cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim.

Công dụng của cây đậu phộng đã nghiên cứu rất nhiều. Ngoài những tác dụng kể trên, hạt đậu phộng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, mỹ phẩm, y học,…

quả đậu phộng
trái lạc, trái đậu phộng

3.2 Tác dụng phụ không tốt

Tác dụng phụ của cây đậu phộng không nhiều, cụ thể như sau

  • Liều lượng: ăn đậu phộng quá nhiều sẽ gây khó tiêu, nóng trong.
  • Đối tượng không nên dùng đậu phộng:
    • Người đang muốn giảm cân.
    • Người bị yếu đường ruột.
    • Người bị đau dạ dày, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, gout,…
    • Những người bị bệnh về mật hoặc đã cắt túi mật.
  • Chất lượng: đậu phộng bị hỏng vì có thể gây quái thai, ung thư.
    • Hạt đậu phộng dễ bị nhiễm Aflatoxin (AF).
    • Chất này gây nôn mửa, hư thai, dị tật, tiêu chảy,,…
  • Người mắc chứng dị ứng đậu phộng (Peanut Allergy) có các biểu hiện như:
    • Sưng.
    • Mẩn ngứa.
    • Đau bụng.
    • Tiêu chảy.
    • Nghẹt mũi.
    • Khó thở.
    • Hôn mê.
    • Thậm chí tử vong.

Kết quả điều tra cho thấy trong số 32 trường hợp dị ứng thực phẩm liên quan đến sốc phản vệ; thì có đến 67% nạn nhân đã chết vì phản ứng phản vệ với đậu phộng. Ngay ở liều rất nhỏ chỉ từ 0,1 đến 1mg cũng có thể gây ra phản ứng phản vệ trên toàn thân. Tỉ lệ dị ứng đậu phộng cũng được báo cáo là 0.5% trong dân số; chiếm 10-47% các phản ứng phản vệ do thực phẩm gây ra. (Số liệu được báo cáo từ năm 1994 đến 1999, theo trang stuartxchange.org).

trái và hạt đậu phộng
trái và hạt đâụ phộng

4. Cách dùng cây đậu phộng

Cách dùng cây đậu phộng chủ yếu là sử dụng hạt để chế biến món ăn. Ngoài ra, người ta còn ép khô quả đậu phộng hoặc làm bơ đậu phộng. Hạt có vị ngọt, bùi và béo; có tác dụng để bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế và lợi tràng. Có thể dùng làm như sau

Kẹo đậu phộng
kẹo đậu phộng
  • Sử dụng làm thực phẩm, chế biến món ăn: rang, ăn kèm, làm kẹo, làm xôi
xôi đậu phộng, xôi lạc
xôi đậu phộng, xôi lạc
  • Dùng dầu đậu phộng để làm dầu ăn và chế thuốc.
  • Khô dầu đậu phộng (là bã sau khi đã ép dầu):
    • Chứa khoảng từ 50% Protit.
    • Dùng nhiều trong công nghiệp làm bánh kẹo.
  • Bánh dầu đậu phộng ( là bã sau khi ép dầu ) có thể làm phân bón cho cây với nhiều chất dinh dưỡng cho đất.
bánh dầu đậu phộng
bánh dầu đậu phộng
  • Dầu đậu phộng được dùng làm dung môi trong các loại:
    • Dầu tiêm.
    • Dầu xoa ở ngoài.
    • Xà phòng.
    • Thắp đè.
    • Bôi máy.

Một số bài thuốc từ hạt đậu phộng:

  • Ngăn ngừa sỏi mật:
    • Ăn 28,35g đậu phộng hoặc bơ đậu phộng/một tuần.
    • Sẽ giảm 25% nguy cơ tiến triển của bệnh sỏi mật.
  • Người mới ốm dậy, sút cân, phụ nữ sau sinh ít sữa:
    • Lạc rang lên với ít muối đem giã nhỏ.
    • Nấu thêm với củ mài và một chút gạo nếp để thành cháo.
    • Ăn vào mỗi buổi sáng, liên tục trong vài tuần.
  • Phụ nữ bị hư lao, ho lâu ngày:
    • Dây đậu phộng đã phơi khô.
    • Sắc cùng bột lọc giác sương (là bã gạc hươu).
    • Uống khoảng 4 gram vào buổi sáng.

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện một số sản phẩm hạt đậu phộng ăn sẵn; được tẩm ướp gia vị rất thơm ngon như đậu phộng nước cốt dừa, đậu phộng ởi ớt là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người.

dau phong ra toi ot
Đậu phộng rang ỏi ớt

5. Cách trồng cây đậu phộng

Cách trồng cây đậu phộng chủ yếu là luân canh và xen canh. Để cho đạt chất lượng hạt cao thì cần phải áp dụng nhiều kỹ thuật. Cụ thể như sau:

Luân canh:

  • Đất 1 vụ lúa: đậu phộng xuân-lúa mùa sớm-cây vụ đông.
  • Ruộng 2 vụ lúa: lúa xuân-lá mùa sớm-đậu phộng thu đông.
  • Đất bãi: ngô xuân- đậu phộng hè thu.

Xen canh: trồng xen cây đậu phộng với một số cây trồng khác như:

  • Mía và một số loại cây ăn quả.
  • Cây lâm nghiệp trong những năm đầu.

Thời vụ gieo trồng: (tính theo dương lịch)

  • Vụ xuân: 15/01-30/02.
  • Vụ hè thu: 30/6 -15/7.
  • Vụ thu đông: 15/8 -15/9.

Chọn đất:

  • Đất ruộng.
  • Đất đồi thấp.
  • Đất bãi ven sông.
  • Đất cát pha, thịt nhẹ.

Làm đất:

  • Cày sâu 25-30cm, bừa kỹ, nhặt cỏ dại trước khi lên luống.
  • Độ ẩm đạt 75%.
  • Làm luống:
    • Rộng từ 1,2-1,5m.
    • Cao từ 12-15cm.
    • Rãnh rộng 25-30cm.

Chuẩn bị hạt giống:

  • Hạt giống trước khi gieo phải phơi qua nắng nhẹ (phơi cả vỏ).
  • Bóc vỏ, chọn hạt giống có kích cỡ đồng đều, sạch bệnh để gieo.

Phân bón: phân chuồng ủ mục, đạm, Kali, vôi bột,…

Chăm sóc cây đậu phộng:

  • Làm cỏ, xới xáo, vun gốc.
  • Tưới nước.
  • Phòng trừ sâu, bệnh hại.

Thu hoạch:

  • Nên chọn ngày nắng ráo để thu hoạch.
  • Sau khi nhổ vặt quả, rửa sạch.
  • Phơi khô, để nguội rồi cho vào túi nilon hoặc chum, vại.

Bảo quản:

  • Phơi kỹ trước khi đưa vào bảo quản.
  • Đảm bảo lạc có độ ẩm dưới 5% (tróc vỏ lụa).
  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Luôn bảo quản ở dạng lạc chưa bóc vỏ (nguyên cả vỏ).

Phương pháp trồng cây đậu phộng khá phức tạp. Tuy nhiên, đây là loại cây ít sâu bệnh và nhanh được thu hoạch nên bà con trồng nhiều. Năng suất và hiệu quả kinh tế cao

Trồng cây đậu phộng
Trồng cây đậu phộng

Trả lời